Nhân sự và Quy trình Thiết kế Máy bay Boeing

Nhân sự và Quy trình Thiết kế Máy bay Boeing

Bill Boeing sáng lập Công ty Boeing với niềm tin rằng ông có thể tạo ra những chiếc máy bay tốt hơn. Triết lý ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay và hiện hữu trong văn hóa liên tục cải tiến của Boeing. Trên con đường đổi mới và sáng tạo ấy, Boeing luôn đề cao tính kỷ luật, khắt khe, và tỉ mỉ, và tuyển mộ một đội ngũ chuyên gia xuất sắc nhất trong ngành.

Với các hãng sản xuất máy bay thương mại như Boeing, những điều chỉnh trong sản phẩm của mình đều xuất phát từ nhu cầu thích ứng với các điều kiện thị trường luôn biến đổi và bắt kịp những tiến bộ công nghệ. Những hãng sản xuất như Boeing cũng thay đổi thiết kế dựa trên việc rút kinh nghiệm từ các máy bay đang hoạt động. Mục tiêu là đổi mới sao cho ngành công nghiệp này phát triển và phục vụ hành khách tốt hơn, và đảm bảo rằng sự an toàn cho hành khách và phi hành đoàn là ưu tiên số một. Mục tiêu thay đổi sản phẩm của Boeing bao gồm:

  • Nâng cao độ an toàn và tiện nghi cho hành khách và phi hành đoàn.
  • Thực hiện các cải tiến thiết kế mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
  • Tăng hiệu suất và hiệu năng của máy bay.
  • Tuân thủ các quy định mới.
  • Đáp ứng yêu cầu mới của khách hàng.
  • Thay thế các bộ phận và vật liệu lỗi thời.

Huy động Đội ngũ Xuất sắc Nhất

infographic

Khi xác định thấy nhu cầu cần thay đổi một sản phẩm, Boeing huy động nguồn lực từ đội ngũ hàng chục nghìn kỹ sư trên khắp thế giới có kinh nghiệm và chuyên môn về máy bay thương mại, quốc phòng, vũ trụ và an ninh. Khi cần huy động kiến thức uyên thâm cho một thiết kế, Boeing sẵn sàng mời những chuyên gia có trình độ chuyên môn và kiến thức cập nhật nhất.

Bên cạnh đó, Boeing có sẵn một đội ngũ gần 1.900 chuyên gia kỹ thuật là thành viên của chương trình Đội ngũ Kỹ thuật Boeing. Họ có chuyên môn sâu trong hơn 40 lĩnh vực và công nghệ, là những người giỏi nhất trong ngành và thường được huy động để xử lý những vấn đề phức tạp nhất về khoa học, công nghệ, và kỹ thuật trong công ty. Boeing còn có gần 3.000 nhà phát minh làm việc tích cực. Tổng cộng, đội ngũ nhân sự của chúng tôi sở hữu gần 100.000 tấm bằng Cử nhân hoặc cao hơn. Ngoài ra, các nhân viên nắm hơn 1,75 triệu chứng chỉ, trong đó hơn 400.000 chứng chỉ chuyên ngành chế tạo. Đầu năm 2019, Boeing đã sỡ hữu hơn 22.000 bằng sáng chế còn hiệu lực trên toàn thế giới.

Các câu hỏi thường gặp về Quy trình Thiết kế

Boeing tuân thủ một quy trình cực kỳ nghiêm ngặt và khắt khe ngay từ các khâu đầu tiên của chương trình sản xuất và đưa vào sử dụng một chiếc máy bay.

Boeing tuân thủ một quy trình cực kỳ nghiêm ngặt và khắt khe ngay từ các khâu đầu tiên của chương trình sản xuất và đưa vào sử dụng một chiếc máy bay.

Quy trình kiểm soát "gác cửa" này được áp dụng cho một đề xuất thay đổi thiết kế khi mà các kỹ sư của Boeing đưa ra một giải pháp, trong đó tính đến tất cả các yêu cầu về an toàn, trọng lượng, các thước đo hiệu năng và cấu hình kỹ thuật. Giải pháp này sau đó sẽ phải đi qua hơn chục cửa kiểm soát khác nhau, dưới sự đồng giám sát của các trưởng ban và các chuyên gia về tính năng và kỹ thuật theo từng lĩnh vực.

Các chuyên gia bên ngoài cũng tham gia vào quá trình này. Họ là lãnh đạo cấp cao của các chương trình Boeing khác, các cựu lãnh đạo và quản lý của Boeing, và các nhà cung cấp, cùng nhau chia sẻ kiến thức chuyên môn để đảm bảo an toàn và tính khả thi cho thiết kế. Họ rà soát yêu cầu, cấu hình và hiệu năng máy bay, quá trình kiểm thử và chứng nhận, kế hoạch sản xuất, các nhà cung cấp và đối tác, công nghệ, và các kế hoạch tích hợp.

Khi yêu cầu thay đổi thiết kế được phê duyệt, Bộ phận Kỹ thuật làm việc với nhiều tổ chức và nhà cung cấp. Hội đồng đánh giá tác động sẽ được thành lập để đảm bảo tất cả các nhóm liên quan đã được xác định và nắm bắt đầy đủ thông tin. Chỉ khi đó công ty mới đưa ra quyết định có chế tạo máy bay theo thiết kế mới hay không.

infographic

Quá trình chế tạo bắt đầu từ giai đoạn phát triển sản phẩm khi các kỹ sư xác định yêu cầu về hiệu năng, hệ thống, vật lý và cấu trúc. Khi cần có những thay đổi trong quá trình chế tạo một chiếc máy bay, cần phải có xác nhận về yêu cầu thay đổi hoặc giấy phép thay đổi.

Quá trình này vẫn được áp dụng ngay cả khi máy bay đã đi vào hoạt động. Hội đồng đánh giá kỹ thuật, các kỹ sư trưởng của dự án và các hạm đội trưởng phối hợp thực hiện giám sát định kỳ các máy bay đang hoạt động để đánh giá hiệu năng hoạt động và các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành. Công tác đánh giá kỹ thuật chi tiết nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh thường được phối hợp thực hiện cùng khách hàng, các cơ quan chức năng và đại diện trong ngành – thậm chí là đối thủ cạnh tranh trong trường hợp có các vấn đề liên quan đến an toàn.

Boeing chịu sự quản lý của cơ quan chức năng và sự giám sát của Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) trong suốt quá trình triển khai để khởi động một dự án mới, hoặc một dự án phái sinh. Quá trình giám sát nghiêm ngặt này rất quan trọng đối với việc thực hiện các thay đổi về thiết kế.

Các quy trình chứng nhận được quy định tại Điều 14 Bộ luật Các Quy định Liên bang Phần 21 (CFR). Nhà sản xuất không được phép đưa một chiếc máy bay vào hoạt động khi chưa chứng minh được với FAA rằng chiếc máy bay đó đáp ứng tất cả các yêu cầu chứng nhận an toàn.

An toàn của phi hành đoàn và hành khách luôn là ưu tiên hàng đầu khi đội ngũ kỹ sư của Boeing chế tạo một máy bay mới hoặc phiên bản phái sinh. Chúng tôi luôn lấy an toàn làm trung tâm – từ góc độ con người, công ty, hay góc độ ngành. Sứ mệnh của chúng tôi là kết nối con người, các nền văn hóa, các nền kinh tế, ý tưởng và các vùng miền với nhau một cách an toàn và hiệu quả. Và đó là điều chúng tôi luôn nỗ lực thực hiện mỗi ngày ở Boeing.

Đôi khi, những thay đổi theo yêu cầu của các hãng hàng không hoặc của hành khách, các quy định về môi trường hay trong ngành hàng không, và cả những tiến bộ công nghệ là tiền đề cho sự ra đời của một chiếc máy bay hoàn toàn mới. Nhưng thông thường, cách tốt nhất là nâng cấp một mẫu máy bay sẵn có. Điều này giúp tận dụng sớm hơn các tiến bộ và đổi mới về công nghệ.

Các phiên bản máy bay phái sinh cũng trải qua quá trình sản xuất và các cửa kiểm soát nghiêm ngặt như vậy, và được giám sát và đánh giá kỹ thuật tương tự như quá trình chế tạo các máy bay "mới tinh". Mỗi thay đổi đều được đưa ra bàn thảo, phân tích, và thử nghiệm kỹ càng. Đối với chiếc 737 MAX, các thay đổi của nó được đưa ra sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm.

Khi bắt đầu quá trình tạo ra một công nghệ mới, hoặc nâng cấp một công nghệ sẵn có, các kỹ sư và chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau được sắp xếp có chủ đích vào các nhóm làm việc mới. Sự phối hợp đó giúp họ tận dụng được chuyên môn đã tích lũy được sau nhiều năm, và đảm bảo các nhóm mới này có kinh nghiệm thực tiễn và quá trình kiểm thử trong các chương trình trước đó.

Một quá trình quan trọng khác đó là đánh giá của các Hội đồng Phản biện (Non-Advocate Reviews – NARs). NAR là quá trình đưa các chuyên gia không tham gia một quá trình thiết kế nào, nhưng được đào tạo sâu về kỹ thuật và có chuyên môn, vào các nhóm đánh giá để đảm bảo rằng thiết kế đó là hợp lý. Boeing đã sử dụng phương pháp này từ nhiều thập kỷ nay – một ví dụ gần đây là quá trình xử lý vấn đề ắc quy của máy bay 787 – trong đó NAR đã đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá giải pháp và đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.